• TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
  • Video Clip
  • Tác giả tác phẩm
    • Mỹ thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Âm nhạc
    • Múa
    • Sân khấu
    • Văn học
    • Thơ
    • Nghiên cứu phê bình
    • VHNT Các dân tộc thiểu số
  • Tạp chí văn nghệ Đất Tổ
    • Truyện ngắn
    • Thơ
    • Giới thiệu
    • Phê bình
  • Giải thưởng VHNT các thời kỳ

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TỈNH (8/9/1891 - 8/9/2016) VÀ 20 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH PHÚ THỌ (01/01/1997 - 01/01/2017)

DANH MỤC
  • Tin tức - Sự kiện
    • Trong tỉnh
    • Trong nước
    • Quốc tế
    • Tin nổi bật
  • Sáng tác mới - Văn
    • Nghệ thuật
    • Văn xuôi
    • Thơ
    • Lý luận phê bình
    • Mỹ Thuật
    • Kịch
    • Văn nghệ dân gian
    • Nhiếp ảnh
    • Nghệ thuật biễu diễn
  • Sáng tác mới - Thơ
    • Các chuyên ngành của hội
    • Hội VHNT tỉnh Phú Thọ
    • Các chuyên ngành Trung ương trực thuộc
    • Cơ cấu tổ chức
    • Văn phòng
    • Website văn học nghệ thuật Phú Thọ
    • Các hội VHNT thành viên
  • Phóng sự - Bút ký
  • Diễn Đàn
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Tiếng nói văn nghệ sĩ
  • Văn học nước ngoài
  • Tác phẩm và dư luận
  • Chân dung văn nghệ sĩ
  • Giới thiệu sách
  • An toàn giao thông
  • Chuyện làng văn nghệ
  • Hội VHNT cấp Huyện
    • Hội VHNT TP Việt Trì
    • Hội VHNT TX Phú Thọ
    • Hội VHNT Huyện Lâm Thao
    • Hội VHNT Huyện Thanh Sơn
  • Phú Thọ đất cội nguồn
  • Thông báo
  • Văn nghệ
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản của Đảng
    • Văn bản của Nhà nước
    • Văn bản của tỉnh Phú Thọ
  • Trang Văn Nghệ Cấp Huyện
  • Giải thưởng VHNT các thời kỳ
Đăng ký nhận bản tin

NHẬP EMAIL ĐỂ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG THÔNG BÁO MỚI NHẤT TỪ CỔNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập : 24

•Máy chủ tìm kiếm : 16

•Khách viếng thăm : 8


Hôm nay : 4847

Tháng hiện tại : 166476

Tổng lượt truy cập : 3241675

ẢNH NGHỆ THUẬT

 

TÌM KIẾM
LIÊN KẾT TRANG

  1. Trang chủ
  2. Nghiên cứu - Trao đổi

Tranh “Đêm sao” cảm nhận từ góc nhìn mỹ thuật (Nguyễn Xuân Đài)

Ngày xuất bản : 03/12/2018

Bức tranh bột màu “Đêm sao” của tác giả Đặng Việt Linh đăng trên Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ số 380 (8/2018), làm tôi chú ý tới màu sắc tươi tắn hài hòa. Hình tượng đôi trai gái ôm nhau như đóa hoa nở đang bay trên bầu trời, cánh hoa tạo bởi những lớp lông cánh chim, nụ hoa đôi trai gái ôm nhau đã lôi cuốn tôi đón nhận sự kích thích của chính nó.

 

 1. Về chủ đề tranh “Đêm sao”

Nhìn toàn cảnh bức tranh có bầu trời (Thiên) ban đêm trăng sao; mặt đất (Địa) có đường làng, nhà cửa, cây cối bến nước trong xanh; đôi trai gái ôm nhau (Nhân) và nhấn mạnh cái riêng trong tình yêu của nữ giới thật là thú vị, dấu hiệu của tình yêu chân thật, theo Victor Huy Gô: “Triệu chứng đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con trai là rụt rè, ở người con gái là táo bạo” , độc giả tự cảm nhận ở hình tượng nam, nữ trong tranh “Đêm sao” sẽ có câu trả lời như thế.

Tình yêu là ấm áp, có thế mới có sự tuôn chảy năng lượng sang nhau, ấm áp là chìa khóa của luồng chảy năng lượng. Trong tâm trạng yêu cần không gian im lặng, hình tượng hai người nhắm mắt, ánh sáng lọt vào bên trong để thấy rung động toàn cơ thể đặc biệt là trái tim. Đang viết những dòng này, bỗng nhiên tôi nhớ đến bài hát “Mùa xuân bên cửa sổ”: “Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau. Thành phố ơi hãy yên lặng để hai người hôn nhau...”. Nhìn bức tranh “Đêm sao”, nhà cửa im ắng cây cối đứng im. Thì ra tâm hồn họa sỹ và nhạc sỹ đồng cảm với nhau về khoảng khắc tình yêu.

Tác giả tranh “Đêm sao” nhấn mạnh tình yêu lứa đôi mà vẽ cái áo cô gái dài, tả thực bất chấp yêu cầu tính hợp lý của hiện thực, chú trọng truyền tải nội dung thuộc tính của tình yêu về nội tâm, tâm lý nhân vật. Đó chính là nét đặc thù tiêu biếu nhât về tính biểu tượng nghệ thuật hình khối Việt Nam.

Tranh “Đêm sao” vẽ con chim có cái đuôi to, cánh dang rộng phải chăng là chim Phượng đưa tình yêu bay trong không gian, lại có con Hổ đầu đội vương niệm (Hổ trong điện phủ thờ Mầu) cùng Phượng là chim trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) phải chăng để bảo vệ tình yêu chân chính. Khi tình yêu thăng hoa, đôi trai gái rót tình yêu vào mặt trăng trong khoảnh khắc mặt trăng vàng biến thành màu đỏ, màu của niềm vui hạnh phúc “Vui vẻ là chức năng của yêu, cái bóng của yêu, nó đi theo yêu” OSHO - 2010 + 62 [“Dược khoa cho linh hồn” Nxb Văn hóa thông tin] sinh vật chim, hổ. Bức tranh “Đêm sao” ẩn chứa triết lý cấu trúc vũ trụ của phương Đông “ Thiên - Địa - Nhân” trong đó con người là trung tâm và là hoa của vũ trụ. Về con người tác giả bố cục đôi trai gái ôm nhau ở giữa, chiếm khoảng 1/3 diện tích tranh, màu sắc tươi tắn hài hòa, rực rỡ, đẹp mắt với chủ đích nêu bật chủ đề bức tranh là Tình yêu.

Tình yêu mà con người biểu cảm trong văn, thơ, nhạc, họa là đề tài bất tận do sự “thiếu thốn tiên thiên” [Phan Ngọc 2007 - 11] không thể khắc họa được. “Thiếu thốn tiên thiên” là 1 trong 7 cái bất biến mọi con người ở mọi thời đại, mọi nền văn hóa trên toàn thế giới. Vì “thiếu thốn tiên thiên” do tạo hóa sinh ra đàn ông (dương) là đàn bà (âm) và ngược lại - đàn ông một nửa, đàn bà một nửa họ có khát vọng hòa vào làm một. Sự thiếu thốn này là gốc của tình yêu, gia đình. Con người đã đang sử dụng văn học - nghệ thuật để bù đắp, nhưng không bao giờ bù đắp đủ được. Vì vậy đề tài tình yêu là vĩnh viễn, là sự khát vọng vươn tới của các nghệ sỹ, đề tài hấp dẫn nhất của con người.

2. Về biểu cảm tình yêu nam nữ trong tác phẩm “Đêm sao”

Như trên đã nói triết lý “Thiên - Địa - Nhân” mà tác giả thể hiện gồm ba phần: Bẩu trời có trăng sao màu tím, đỏ, vàng và đường vàng màu trắng theo chiều kim đồng hồ đi từ ngoài đến mặt trăng. Con người: đôi trai gái, trai màu đỏ (Hỏa - Dương), gái: chọn nước da, tóc, màu đen (Thủy - Âm), áo nhiều màu đỏ, vàng, xanh, trắng. Trong đó: màu vàng (Thổ), màu xanh (Mộc), màu trắng (Kim). Con chim và con hổ cũng có 5 màu như thế.

Vậy  “đóa hoa vũ trụ” hàm chứa đủ âm dương - ngũ hành.

Triết lý vũ trụ nhân sinh của phương Đông. Chỉ có hội tụ của Âm - Dương - Ngũ - Hành, hoa mới tươi tắn rực rỡ và niềm vui sự sống mới tuôn chảy vĩnh hằng. Đây cũng là một cách biểu cảm riêng về ý nghĩa tình yêu. Trong phong thủy có một lọ hoa cắm đủ năm bông màu trắng, xanh, tím, đỏ, vàng là rất quý nó biểu tượng cho niềm vui, hòa thuận, may mắn và thịnh vượng.

Tranh “Đêm sao” do người con gái màu đen mà không phải màu trắng, chỉ có thể giải thích muốn.

Tranh “Đêm sao” màu sắc đẹp, theo thiết lý âm dương ngũ hành, triết lý vũ trụ nhân sinh của phương Đông, về hình tượng mang tính biểu trưng, biểu cảm, tổng hợp, cả biểu trưng và tả thực chú trọng đến tâm lý tình cảm của nghệ thuật hình khối Việt Nam. Nó có ý nghĩa truyền tải bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế về văn hóa.

                                                                                    N.X.Đ

 

Tin liên quan
  • Điểm tin Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh thế giới từ ngày 14-20/1/2019 (30/01/2019 4:23:42 CH)
  • Thăng hoa những khúc ca mới chào xuân Đà Nẵng (02/01/2019 3:56:13 CH)
  • HÌNH TƯỢNG CHÚ BÉ LIÊN LẠC TRONG BÀI THƠ “LƯỢM” CỦA TỐ HỮU ( THS. NGUYỄN THẾ LƯỢNG) (18/01/2019 4:11:15 CH)
  • Festival Quốc tế Âm nhạc Giao hưởng Uzbekistan lần thứ V (28/12/2018 8:18:01 SA)
  • CHÙM BA TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN CẦM SƠN (04/01/2019 4:06:32 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
Video
  • Hát Xoan Phú Thọ
Xem thêm
QUẢNG CÁO


MỘT GÓC PHÚ THỌ

MỘT GÓC PHÚ THỌ

THÔNG TIN

Bản Quyền thuộc về Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Phú Thọ
Số 160 - Đường Lê Quý Đôn - Phường Gia Cẩm - Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0210.3847.337
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Quốc Long - Chủ tịch Hội Liên Hiệp VHNT Phú Thọ
Giấy phép xuất bản số: 17/GP-TTĐT ngày 07/11/2014 – Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ.
Gmail: Vanhocnghethuatphutho@gmail.com