• TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
  • Video Clip
  • Tác giả
    • Mỹ thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Âm nhạc
    • Múa
    • Sân khấu
    • Văn học
    • Thơ
    • Nghiên cứu phê bình
    • VHNT Các dân tộc thiểu số
  • Tạp chí văn nghệ Đất Tổ
  • Thông báo

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TỈNH (8/9/1891 - 8/9/2016) VÀ 20 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH PHÚ THỌ (01/01/1997 - 01/01/2017)

DANH MỤC
  • Tin tức - Sự kiện
    • Trong tỉnh
    • Trong nước
    • Quốc tế
  • Tác giả
    • Mỹ thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Âm nhạc
    • Múa
    • Sân khấu
    • Văn học
    • Thơ
    • Nghiên cứu phê bình
    • VHNT Các dân tộc thiểu số
  • Nghệ thuật
    • Âm Nhạc
    • Mỹ Thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Nghệ thuật biễu diễn
    • Kịch
    • Múa
  • Văn Thơ
    • Thơ
    • Văn
  • Phú Thọ đất cội nguồn
  • Phóng sự - Bút ký
  • Diễn Đàn
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Tiếng nói văn nghệ sĩ
  • Văn học nước ngoài
  • Tác phẩm và dư luận
  • Chân dung văn nghệ sĩ
  • Giới thiệu sách
  • Chuyện làng văn nghệ
Đăng ký nhận bản tin

NHẬP EMAIL ĐỂ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG THÔNG BÁO MỚI NHẤT TỪ CỔNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập : 24

•Máy chủ tìm kiếm : 16

•Khách viếng thăm : 8


Hôm nay : 4847

Tháng hiện tại : 166476

Tổng lượt truy cập : 3241675

ẢNH NGHỆ THUẬT

 

TÌM KIẾM
LIÊN KẾT TRANG

  1. Trang chủ
  2. Văn nghệ

Chiếc ống khói lò nấu cao

Ngày xuất bản : 22/06/2020

Thấm thoắt mà đã ngót nghét 30 năm ngược xuôi giữa dòng đời và cũng ngần ấy năm tôi lang thang nơi đất khách. Có lẽ cuộc sống với đầy rẫy những lo toan cơm áo gạo tiền đã khiến cho tôi không cảm nhận được sự đổi thay của quê hương sau mỗi lần về thăm. Bỗng dịp gần đây, về quê đúng vào vụ gặt. Những cọng rơm vướng víu bàn chân như kéo tôi chậm lại trong sự ngẫm ngợi mới chợt nhận ra rằng, dấu vết tuổi thơ tôi dường như chẳng còn lại là bao. Ký ức bỗng ùa về, chập chờn trong trí nhớ, mắt tôi hướng về làng tìm lại bóng ống khói lò nấu hương nhu (thường được gọi là lò nấu cao) thấp thoáng trong những hàng phi lao ngút ngát ngày nào…

Ngày xưa ấy, làng tôi thưa thớt nhà cửa, những hộ gia đình đếm trên đầu ngón tay, cũng vì thế mà vườn tược được ngăn bởi những lũy tre. Trước cửa làng là những dải ao. Cả làng được kết nối với con đường cái bởi ba cái ngõ, cũng là ba cái bờ ao, gọi là ngõ Đông, ngõ Giữa và ngõ Tây. Nói là đường cái nhưng nó là đường đất chỉ rộng chừng 4 mét. Những hàng phi lao thân to chừng một người ôm không biết được trồng từ bao giờ mà cứ xanh tốt bốn mùa vi vu no gió. Ngày ấy, xen kẽ dưới những gốc phi lao hai bên đường là rặng hương nhu. Những ngày nắng to, các cô, các bác thường bẻ những cành hương nhu tươi độn vào mũ, vào nón để bớt đi cái nóng gắt. Bu tôi bảo, hương nhu có dầu vừa thơm, vừa mát, khi hơi nóng ở đầu phả ra thì nó như là nồi lá xông tự nhiên rất tốt. Rặng hương nhu Búp xúp xoè tán, tạo thành bờ lá. Những chiếc lá phủ một lớp lông ngắn, khi sờ tay vào thấy ráp ráp. Khi ngắt chúng sẽ có một mùi hăng hăng, hoang hoải nồng nàn. Nhờ có hàng phi lao và rặng hương nhu ấy mà con đường đất trước cửa làng bớt nắng nóng trong những trưa hè gay gắt.

 

Tôi bỗng nhớ đến quay quắt hình ảnh cái ống khói lò nấu cao hương nhu phía cuối làng. Bởi với tôi, nó như là một biểu tượng của một nền công nghiệp hiện hữu trên ngôi làng bé nhỏ. Tuổi thơ tôi từng tíu tít theo các cụ phụ lão đi cắt lá hương nhu, rồi cũng cong người đẩy những xe ba gác chất đầy hương nhu về lò nấu. Người ta cho hương nhu xếp chặt vào một chiếc nồi khổng lồ, trông giống chiếc thùng phuy, có đường kính cỡ 3 mét, rồi dùng than đun như trưng cất rượu. Có lẽ vì vậy mà người dân thường gọi là lò nấu cao. Những khi ấy, giúp các cô, các chú lật than đưa vào lò, dù nhễ nhãi mồ hôi, nhưng khi nhìn thấy dòng dầu vàng óng như mật ong chảy ra thơm nức khiến lũ trẻ chúng tôi thích thú đến quên hết mệt mỏi. Mỗi khi ra đầu ngõ nhìn thấy chiếc ống khói lò nấu hương nhu ngạo nghễ nhả những làn khói xanh như dải lụa vẽ trên nền trời, tôi lại mơ về một tương lai không xa, khi lớn lên mình sẽ trở thành xã viên hợp tác xã để điều khiển cái nền công nghiệp luyện hương nhu ấy. Cũng nhờ có cái ống khói ấy mà người ta phát triển trồng cây hương nhu ở bất cứ chỗ nào không thể cấy lúa, trồng màu. Từ những bờ lũy, bờ mương, bờ song, bờ cừ, đến các gò đống và cũng nhờ đó mà chúng tôi có cơ hội kiếm củi bằng cách đi bẻ những cành hương nhu chết khô về nhóm bếp. Cũng không hiểu sao cái thời thiếu thốn ấy lại khó khăn tới cả những loại chất đốt. Để có cái nấu nướng hằng ngày nhà nào cũng có một đống rạ to tướng đầu ngõ. Ấy vậy mà vụ giáp hạt, nhất là về mùa đông chúng tôi phải đi nhặt từng chiếc lá bạch đàn khô, gom từng chiếc lá phi lao khô chỉ to bằng cái tăm dài chừng gang tay người lớn về để nấu nướng. Những khi ấy thì cái ống khói lò nấu cao giống như chiếc đồng hồ thời gian để chúng tôi giao ước với nhau khi mặt trời chiều lặn đến đầu ống khói là ngừng các cuộc chơi đánh khăng, đánh đáo hay tắm sông với trò ném bùn trồng cây chuối…

 

Cứ thế, cái ống khói lò nấu cao nuôi nấng niềm hy vọng về một nền công nghiệp làng quê trong chúng tôi lớn dần. Để rồi một ngày kia, khi khoán 10, khoán 100 ra đời thì cái lò nấu cao hương nhu dần bị quên lãng và cũng là thời điểm lớp trẻ chúng tôi trưởng thành, bước ra khỏi hoài niệm của cái nền công nghiệp làng ngây thơ ấy.

 

Đã xa rồi ngày xưa, hôm nay trở về trên mảnh đất quê hương đang hừng hực khí thế nông thôn mới. Dẫu không còn dấu vết và cũng chẳng giúp tôi lớn lên trong sự nghiệp, nhưng cái ống khói lò nấu cao vẫn lừng lững trong ký ức, níu kéo tâm hồn những người cùng trang lứa chúng tôi đi về trong nỗi nhớ mênh mang.

                                                                                    Bình Minh

Nguồn: quankhu3.vn

Tin liên quan
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
Video
  • Tiểu thuyết: Keo đỏ (P19)
  • Tiểu thuyết: Keo đỏ (P18)
  • Tiểu thuyết: Keo đỏ (P17)
Xem thêm
QUẢNG CÁO


MỘT GÓC PHÚ THỌ

MỘT GÓC PHÚ THỌ

THÔNG TIN

Bản Quyền thuộc về Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Phú Thọ
Số 160 - Đường Lê Quý Đôn - Phường Gia Cẩm - Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0210.3847.337
Chịu trách nhiệm chính: Cao Hồng Phương - Chủ tịch Hội Liên Hiệp VHNT Phú Thọ
Giấy phép xuất bản số: 17/GP-TTĐT ngày 07/11/2014 – Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ.
Gmail: Vanhocnghethuatphutho@gmail.com