• TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
  • Video Clip
  • Tác giả
    • Mỹ thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Âm nhạc
    • Múa
    • Sân khấu
    • Văn học
    • Thơ
    • Nghiên cứu phê bình
    • VHNT Các dân tộc thiểu số
  • Tạp chí văn nghệ Đất Tổ
  • Thông báo

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TỈNH (8/9/1891 - 8/9/2016) VÀ 20 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH PHÚ THỌ (01/01/1997 - 01/01/2017)

DANH MỤC
  • Tin tức - Sự kiện
    • Trong tỉnh
    • Trong nước
    • Quốc tế
  • Tác giả
    • Mỹ thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Âm nhạc
    • Múa
    • Sân khấu
    • Văn học
    • Thơ
    • Nghiên cứu phê bình
    • VHNT Các dân tộc thiểu số
  • Nghệ thuật
    • Âm Nhạc
    • Mỹ Thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Nghệ thuật biễu diễn
    • Kịch
    • Múa
  • Văn Thơ
    • Thơ
    • Văn
  • Phú Thọ đất cội nguồn
  • Phóng sự - Bút ký
  • Diễn Đàn
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Tiếng nói văn nghệ sĩ
  • Văn học nước ngoài
  • Tác phẩm và dư luận
  • Chân dung văn nghệ sĩ
  • Giới thiệu sách
  • Chuyện làng văn nghệ
Đăng ký nhận bản tin

NHẬP EMAIL ĐỂ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG THÔNG BÁO MỚI NHẤT TỪ CỔNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập : 24

•Máy chủ tìm kiếm : 16

•Khách viếng thăm : 8


Hôm nay : 4847

Tháng hiện tại : 166476

Tổng lượt truy cập : 3241675

ẢNH NGHỆ THUẬT

 

TÌM KIẾM
LIÊN KẾT TRANG

  1. Trang chủ
  2. Chân dung văn nghệ sĩ

Nguyễn Hữu Nhàn nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa

Ngày xuất bản : 30/09/2020

Sinh năm 1938 quê Tứ Xã, Lâm Thao, từng làm công nhân ở Công ty Vận tải Thủy Vĩnh Phú. Khi Nhà nước cho xây dựng Thành phố Việt Trì là thành phố công nghiệp của miền Bắc năm 1962 ông được điều về Ban Kiến thiết Thành phố. Với tình yêu văn chương nghệ thuật say mê sáng tác và đã có một số tác phẩm được in thế nên khi tỉnh Vĩnh Phú có chủ trương thành lập Hội văn học, nghệ thuật ông đã hào hứng ngay từ ngày đầu tham gia là thành viên Ban vận động thành lập Hội. Rồi sau đó ông chuyển vào công tác tại Ty Văn hóa thông tin tỉnh và phụ trách công tác xuất bản năm 1984. Vừa công tác vừa đắm mình trong sáng tác; ông đã cho ra đời hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết, kịch bản phim, cùng nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa đặc sắc được dư luận bạn đọc cả nước và các nhà khoa học đánh giá cao. Trở thành nhà văn tiêu biểu, hàng đầu của quê hương đất Tổ. Được lãnh đạo tỉnh nể trọng, các thế hệ văn nghệ sỹ, đồng nghiệp quí mến, trân trọng. Bạn viết luôn dành cho ông những cụm từ như: Nguyễn Hữu Nhàn - nhà văn, nhà văn hóa, nhà văn hàng đầu của “Tam nông”, Người cày xới miền đồi; Nhà văn với những trang văn rớm máu; Nhà văn với những hệ lụy khôn lường, Nhà văn một tính cách điển hình yêu quê hương; Người giàu có trên cánh đồng văn hóa. Cõi văn của ông thấm đẫm hồn quê nước Việt...

Đánh giá và viết về ông đã có cả chục, cả trăm bài viết, nghiên cứu giới thiệu phê bình... Nguyễn Hữu Nhàn ông được coi là niềm tự hào của miền đất Tổ cội nguồn, một tên tuổi xứng đáng của làng văn đất Việt, ông là bạn thân tình với các nhà văn tên tuổi như: Hữu Thỉnh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Trí Huân, Ngô Ngọc Bội, Sao Mai, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Xương, Giáo sư nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên... tác phẩm và tên tuổi của ông từ lâu chiếm vị trí xứng đáng trên văn đàn với một giọng điệu riêng khai thác đến triệt để từ ngôn ngữ đến tính cách nhân vật từ nguyên mẫu nông thôn nông dân Việt trong đời sống thường ngày. Đã từ lâu tôi rất mê đọc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn. Một thời Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, thường xuyên xuất hiện truyện ngắn của ông: “Phố Làng”, “Đám cưới ở làng”, “Làng Phần”, “Vợ chồng Hò Hẹn”, “Ông trẻ Thuấn”, “Truyện nhà Tuất”... Mỗi khi đọc xong một truyện ngắn của ông những nhân vật luôn ám ảnh cuốn hút người đọc một cách kỳ lạ khó quên. Nhớ khi mới về công tác ở Ty Văn hóa Thông tin, cùng thời điểm ông mới chuyển ngành về Ty Văn hóa, được gặp gỡ và tiếp xúc ông thường xuyên, tôi thấy ở ông toát lên một tính cách giản dị, thân mật gần gũi, một người luôn nhiệt tình, hồn nhiên và có những ứng xử luôn để lại sự tôn trọng trong lòng lớp trẻ, ông luôn hào phóng và giúp đỡ mọi người, mọi đồng nghiệp, mọi lứa tuổi ở mọi nơi. Tôi còn nhớ những năm đầu thập kỷ 80 - 90 ngày ấy từng diễn ra một số cuộc hội thảo về văn chương của ông như Tiểu thuyết “Làng Cói Hạ”, “Dốc nắng”, “Không cô đơn”... Ông cũng từng là nhà văn luôn quan tâm đến đồng nghiệp được biết trong một dịp đi thực tế sáng tác nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn chứng kiến ông Đặng Văn Đăng (nhà thơ Bút Tre) về hưu sống cảnh bần hàn thanh đạm, nhà tranh vách đất nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã viết ngay bài bút ký. Sau bài viết có người đã từng suy diễn nghĩ ông nói xấu lãnh đạo nhưng không ngờ sau đó nhờ bài báo mà lãnh đạo Tỉnh quan tâm chỉ đạo để ông Bút Tre có được một căn nhà mới.

  Trước thời kỳ đổi mới tỉnh chủ trương xây dựng xã điển hình nhưng chưa sát với tình hình thực tế ông cũng kịp thời chỉ ra những bất cập, những quyết sách nóng vội lúc bấy giờ để cấp trên điều chỉnh kịp thời và đúng hướng. Chính nhờ ông đã ủng hộ cải cách khoán hộ trong nông nghiệp ở xã Hợp Thịnh mà nhờ việc khoán chui này đời sống nông dân khá hẳn lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới rõ rệt khẳng định việc khoán là đúng, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Với nhân cách là một người viết, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn luôn đứng về phía người dân, dị ứng với những việc làm sai trái của cán bộ, ông thường đi đến cùng để bảo vệ cái đúng, phê phán những việc làm sai trái hại dân.

Sinh ra từ vùng đất Tổ cội nguồn dân tộc thấm đẫm văn hóa truyền thống những lễ hội dân gian đặc sắc. Vì thế ngoài viết văn ông còn là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, văn hóa dân tộc thiểu số ở Phú Thọ với nhiều thành tựu công trình. Đặc biệt văn hóa người Mường, người Dao ở Phú Thọ, những lễ hội diễn xướng dân gian phồn thực, tục chài nèm, tục ngủ thăm, lễ cấp sắc, diễn xướng phồn thực trò trám đã làm cho bản sắc văn hóa vùng đất Tổ thêm đặc sắc phong phú và đầy huyền bí, thông qua những tác phẩm, công trình nghiên cứu của ông đã quảng bá lan tỏa khắp trong và ngoài nước. Về những độc đáo của văn hóa dân gian vùng đất Tổ. Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về Phú Thọ tìm hiểu trải nghiệm không gian văn hóa vùng đất Tổ cũng chính vì được biết thông qua những tác phẩm, công trình nghiên cứu của ông. Nhiều lần ông còn bỏ cả thời gian và kinh phí hỗ trợ họ thực hiện các chuyến đi khảo sát trải nghiệm. Có thể khẳng định ông đã đóng góp xứng đáng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng đất Tổ, góp phần quan trọng cho việc hình thành và xây dựng các hồ sơ di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của tỉnh để trình tổ chức UNESCO công nhận.

Không chỉ với tư cách là một nhà văn tên tuổi cả nước, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian uy tín. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn còn viết nhiều kịch bản phim, tiêu biểu là bộ phim dài tập “Gió thổi qua rừng”, “Ánh sáng trước mặt” phát trên VTV1, thể hiện sự phong phú của văn hóa vùng đất Tổ đồng thời phản ánh sự đổi mới tiến bộ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Thọ... Hơn 20 năm công tác gắn bó ở Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú, Phú Thọ. Được biết ông khá sớm và được đọc một số tác phẩm của ông từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Càng tiếp xúc làm việc với ông, thấy ở ông luôn toát lên một tính cách gần gũi, thân thiện, cởi mở hồn nhiên, làm tôi vô cùng kính phục. Ông luôn thông cảm vô tư chia sẻ, giúp đỡ bạn bè người thân đồng nghiệp, nhất là cánh trẻ chúng tôi không chỉ trong sáng tác văn chương, nghệ thuật mà cả trong đời sống thường ngày. Bằng những cử chỉ hành động văn hóa mà nhiều người khác không thể làm được. Ông luôn nhận những phần thiệt về mình. Trong thời gian ở cương vị Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Phú Thọ 13 năm từ 2000 đến hết 2013, tôi luôn có ông trong mọi công việc, được ông cùng nhà thơ Kim Dũng ủng hộ, hai ông như những “cố vấn” đặc biệt giúp tôi về mọi mặt động viên khích lệ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ, tranh thủ được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, của Trung ương. Tổ chức được nhiều hoạt động văn nghệ phong phú: các chuyến đi thực tế sáng tác, trại sáng tác, các hội nghị, hội thảo văn chương, các cuộc thi sáng tác, các triển lãm, liên hoan nghệ thuật sinh động, Ngày thơ Việt Nam... Đặc biệt hai ông còn về văn phòng Hội trực tiếp giúp biên tập tuyển chọn bài vở không ngừng nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, bồi dưỡng động viên các cây bút của nhiều thế hệ, khích lệ họ sáng tác, dấn thân cho nghệ thuật. Tất cả những điều đó đã đưa Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Thọ trở thành một trong những Hội địa phương mạnh nhất của cả nước, với một đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu, tâm huyết đang ngày đêm lao động sáng tạo, góp thêm những giá trị văn hóa tinh thần, tô thắm thêm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ cội nguồn dân tộc, trong đó có đóng góp của nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Nhàn.

                                            Đỗ Ngọc Dũng

 

Tin liên quan
  • Lê Chí, đi tìm hạt giống người để gieo thơ (29/01/2021 9:21:13 SA)
  • Bác Tô Hoài thản nhiên như nước (28/01/2021 2:43:22 CH)
  • Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch: "Thơ đẹp như một nỗi buồn" (13/10/2020 3:14:35 CH)
  • “Cảm ơn cuộc đời” - tiếng thơ tri ân của một nhà giáo (28/10/2020 11:04:48 SA)
  • Cũng thỏa một đời (23/09/2020 3:25:31 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
Video
  • Tiểu thuyết: Keo đỏ (P19)
  • Tiểu thuyết: Keo đỏ (P18)
  • Tiểu thuyết: Keo đỏ (P17)
Xem thêm
QUẢNG CÁO


MỘT GÓC PHÚ THỌ

MỘT GÓC PHÚ THỌ

THÔNG TIN

Bản Quyền thuộc về Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Phú Thọ
Số 160 - Đường Lê Quý Đôn - Phường Gia Cẩm - Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0210.3847.337
Chịu trách nhiệm chính: Cao Hồng Phương - Chủ tịch Hội Liên Hiệp VHNT Phú Thọ
Giấy phép xuất bản số: 17/GP-TTĐT ngày 07/11/2014 – Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ.
Gmail: Vanhocnghethuatphutho@gmail.com