Khi tiếng trống trường kết thúc, trên các rặng cây những chú ve đã bắt đầu cất tiếng kêu râm ran. Cái nắng ngày một chói chang thắp ánh lửa đỏ rực trên từng chùm phượng vĩ cũng là lúc báo hiệu một mùa hè về, đây là thời điểm thích hợp nhất để bước vào một mùa học bơi.
Học bơi không nhất thiết phải học vào mùa hè, có thể vào mùa xuân, mùa thu… Tuy nhiên mùa hè thường được các bậc phụ huynh lựa chọn là thời điểm thích hợp cho con em mình, học bơi cũng là một trong những bộ môn môn năng khiếu được lựa chọn nhiều nhất. Nắm bắt được tâm lý đó trung tâm dạy bơi Việt Trì được thành lập dạy bơi cho trẻ em và cả người lớn trong dịp hè, việc học bơi thường bắt đầu khoảng hai tháng trọng điểm là tháng sáu và tháng bảy trong năm vì đây là hai tháng học sinh nghỉ hè cả phụ huynh và học sinh sẽ có những ngày thư giãn sau một năm học căng thẳng.
Trung tâm dạy bơi Việt Trì có 04 giáo viên chính mỗi người đến từ một địa phương khác nhau: Hạ Hoà, Thanh Ba, Việt Trì…. Tuy không cùng sinh ra trên một miền quê nhưng giữa những con người ấy đều có chung một niềm đam mê sông nước, một trái tim đồng điệu yêu nghề, từ thủa bé cưỡi trên lưng trâu gặp nhiều lần chúng bạn bị ngã, bị đuối nước ấp ủ làm sao để ai ai trên đất nước này đều biết bơi, biết tự bảo vệ mình trước những biến cố rủi ro, trò chuyện với chúng tôi thầy Quang Ngọc một trong những người anh của nhóm, ánh mắt rưng rưng nghẹn ngào kể lại: “Tôi đã từng chứng kiến bạn mình bị đuối nước ngay trước mắt hình ảnh đó không bao giờ tôi quên” vì thế khi lớn lên với ước mơ và hoài bão của mình anh đã thi vào trường Đại học Thể dục Thể Thao Từ Sơn – Bắc Ninh sau này trở về giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất tại trường THPT Hermann Gmei ner Việt Trì, trong quá trình ấy anh cùng các thầy trong nhóm thường xuyên tham gia các phong trào thể thao của tỉnh, ngoài thời gian giảng dạy trên lớp anh còn tham gia huấn luyện các khoá bơi lội, các cuộc thi Hội khoẻ Phù Đổng thành phố, giải bơi, giải điền kinh tỉnh và khu vực. Với sự cố gắng không ngừng nghỉ năm 2022 tại ngày hội Văn hoá Thể thao các Dân tộc vùng Tây Bắc do Sở VHTT và Du lịch Phú Thọ tổ chức anh và các học trò đã dành được 03 huy chương Bạc và 09 huy chương đồng, năm 2024 cũng là một năm gặt hái được nhiều thành công, ngoài bơi lội anh và các học trò còn tham gia bộ môn thể thao khác như bộ môn đẩy gậy mang về 09 giải nhất, 04 giải nhì, 02 giải ba cho toàn đoàn trong dịp phục vụ giỗ tổ Hùng Vương lễ hội Đền Hùng và tuần lễ văn hoá do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Với niềm đam mê cháy bỏng và lòng nhiệt huyết yêu nghề, tuy đến từ nhiều môi trường khác nhau như: Chuyên Hùng Vương – Thầy Vi Quang Tường, trường Trung học phổ thông Hermann Gmeiner – thầy Nguyễn Quang Ngọc, trường tiểu học Gia Cẩm – thầy Nguyễn Tiến Đức, trường chất lượng cao Hùng Vương – thầy Phạm Tiến Thu, như có một lực hút và điểm chung vô hình tạo nên sự đồng điệu giữa họ, để hôm nay họ trở thành một bộ tứ không thể tách rời.
Anh Nguyễn Quang Ngọc ( giữa) và các học trò tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX
Theo khoa học bộ môn bơi lội được nghiên cứu là bộ môn kích thích hệ phát triển thần kinh trung ương nâng cao thể lực và tăng trưởng chiều cao cho trẻ ở mọi lứa tuổi, học bơi sẽ hạn chế tình trạng đuối nước trong mọi hoàn cảnh.
Làn da cháy nắng nhưng không cản được những bước chân ấy, mỗi buổi chiều về ra bể bơi dưới làn nước trong xanh tôi lại bắt gặp các thầy cùng học trò của mình đang lướt mình trên mặt nước như đàn cá tung tăng, mỗi mùa bơi một giáo viên sẽ kèm từ 40 – 60 người đủ mọi lứa tuổi khác nhau, có những em bé mới chỉ 5 – 6 tuổi, cũng có các chị các mẹ U40 thậm chí các cô 60 – 65 tuổi vẫn học bơi để rèn luyện sức khoẻ cho mình. Thời gian bắt đầu học từ 6h00 sáng cho đến 19h00 tối, do đó cơ thể dưới cái nắng gay gắt cũng bị mất nước và sinh ra mệt mỏi tuy nhiên vì tâm huyết với nghề nên các thầy nguyện bỏ hết sức để dạy cho các lứa con thơ của mình biết bơi, có sẵn kỹ năng sư phạm các thầy tại trung tâm rất biết nắm bắt tâm lý học trò, trong giờ học ngoài hướng dẫn chỉ bảo học viên cách quạt tay ra sao, cách thở nước đạp chân thế nào, thì xen vào đó những lời động viên: “Em làm tốt lắm!”, hay: “Tay chị nay đã mềm mại hơn rất nhiều rồi đấy!” tuy chỉ là lời động viên nho nhỏ nhưng nó là niềm khích lệ rất lớn cho các học trò. Ngoài kỹ năng học bơi cơ bản như bơi ếch, bơi sải các em còn được học nâng cao hơn như kỹ năng đứng nước, kỹ
thuật phòng chống đuối nước, kỹ thuật xử lý khi bị hút xuống những mực nước sâu hơn, kỹ thuật thở bong bóng, kỹ thuật bơi làm sao cho cơ thể không bị mất quá nhiều sức vv… tất cả đều được gửi gắm trong từng lời nói và động tác, mặc dù công việc có vất vả nhưng mỗi khóa bơi được nhìn thấy các em trưởng thành họ biết bơi biết tự bảo vệ mình dưới nước các thầy trò tại trung tâm đều cảm thấy rất vui, thầy Nguyễn Tiến Đức một trong những giáo viên dạy bơi tại trung tâm cho hay: Nghề này tuy mang lại thu nhập cao cho giáo viên trong những dịp hè nhưng cũng gặp không ít khó khăn, một số trẻ khi tuổi còn nhỏ chưa nắm bắt được các kỹ thuật mà giáo viên truyền đạt như các anh chị lớn, có em tâm lý còn sợ nước nên các thầy phải đóng vai vừa là thầy vừa là bạn lúc trò truyện đôi lúc lại làm trò tạo hình chú cá heo, tạo hình chú ếch để xua tan tâm lý sợ nước ban đầu giúp các em học tập thoải mái và tiếp thu nhanh hơn, thầy Đức cho biết: Thời gian đầu là thời gian khó khăn nhất để các em làm quen với mặt nước với các động tác bơi, động tác thở còn đối với các lứa tuổi cao hơn thì điều khó khăn đối với các giáo viên tại trung tâm là các bà các chị thường học lâu hơn so với trẻ em do tâm lý sợ nước, sợ chìm thường gồng người, cứng nên khả năng nổi kém hơn so với những em bé. Tuy công việc này có mang lại thu nhập cao nhưng cũng chỉ mang tính thời vụ bởi lượng học viên học bơi thường chỉ tập trung vào hai tháng hè còn những tháng khác có học viên nhưng rải rác, chúng tôi chủ yếu chỉ tranh thủ thời gian dịp hè để dạy bơi còn ngoài thời gian đó chúng tôi lại quay về tập trung vào chuyên môn của mình tại các trường hiện đang công tác. Ngoài ra các vấn đề về thời tiết nhiều khi không ủng hộ, những hôm trời mưa to nhiệt độ mặt nước lạnh hơn do đó các giáo viên phải nghỉ giữa chừng không thể tiếp tục công việc giảng dạy, hôm trời nắng gay gắt thì cơ thể lại bị mất nước da khô, cảm sốt, sạm da, phải rất yêu nghề tâm huyết với nghề mới gắn bó được với nghề này lâu.
Anh Ngọc và anh Đức cùng học trò của mình tại bể bơi
Chị Thu một học viên học bơi tại trung tâm dạy bơi Việt Trì cho biết: Trước đây tôi đã có ý định đi học bơi và đã từng đi học ở một số trung tâm khác, tuy nhiên do tuổi đã lớn và tâm lý sợ nước nên tôi học không tiếp thu được nhiều nhưng từ khi đăng ký khóa học tại trung tâm dạy bơi Việt Trì thì đến giờ tôi đã biết bơi cơ bản như bơi ếch và hiện tại tôi đang học khóa bơi nâng cao, thầy Nguyễn Quang Ngọc tâm sự, để trở thành một giáo viên dạy bơi không phải là một công việc dễ dàng các giáo viên đều phải được đào tạo từ trường Đại học Thể dục Thể thao ra, phải có kĩ năng sư phạm nhiều năm đứng lớp, biết nắm bắt tâm lý của học sinh, có kinh nghiệm truyền đạt làm sao cho mọi lứa tuổi đều hiểu và tiếp thu một cách nhanh nhất, đơn cử như đối với trẻ em có lúc nghiêm khắc nhưng có lúc phải thân thiện như một người bạn để các em được thoải mái tâm lý học và tiếp thu nhanh, tuy nhiên đối với những lứa tuổi cao hơn như các bà, các chị, các mẹ ngoài trò chuyện thì giáo viên phải nhẹ nhàng hiểu tính cách của từng người, “trong nhu có cương” không quá gò bó và nghiêm khắc để họ có tâm lý thoải mái trong mỗi giờ học. Thầy Ngọc cho biết thêm đến học tại trung tâm chúng tôi không giới hạn độ tuổi có những trẻ từ 5 – 6 tuổi, có người từ 50 đến 60 tuổi nhưng chúng tôi sẽ dạy hết tâm huyết của mình cho đến khi nào học viên biết bơi, nếu trong quá trình học bơi học viên vì một lý do cá nhân nào đó mà không thể tiếp tục xuống nước thì chúng tôi vẫn sẽ bảo lưu kết quả đến khi biết bơi thì thôi, học phí mỗi khóa dao động từ 1tr2 đến 1tr8 trên một khóa, có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện theo học chúng tôi vẫn mở lòng sẵn sàng dạy miễn phí cho các em, được nhìn thấy các em trưởng thành biết bơi mỗi ngày là động lực để chúng tôi cố gắng.
Các địa điểm lựa chọn để giảng dạy phân bổ ra ba bể bơi lớn là bể bơi khách sạn Mường Thanh khung giờ lúc 06.00 sáng, bể bơi Happy Land khung giờ 7h00 đến 12h00 trưa và tiếp tục từ 13h30 phút cho đến 19h00 phút bể bơi Happy Lanl và bể bơi trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
Anh Phạm Tiến Thu – G.V tại trung tâm đang hướng dẫn các học trò của mình tại bể bơi Happy Land Việt Trì
Dù không tiết lộ số thu nhập trong các dịp hè nhưng anh Ngọc cho biết ngoài thời gian rảnh rỗi anh rất yêu thích công việc bơi lội, anh sẽ tiếp tục gắn bó với nghề trong suốt thời gian tới và cùng kết hợp với các thầy tại trung tâm sẽ tâm huyết hơn làm sao cho trẻ em và người lớn ai cũng biết bơi đó là niềm vui niềm hạnh phúc vô bờ không chỉ riêng anh mà còn là tâm nguyện của các đồng nghiệp.
Tiếp xúc vào một ngày mưa với một người thầy khác trong nhóm thầy Tường một giáo viên dạy môn thể chất tại trường Chuyên Hùng Vương – Một ngôi trường cũng đóng góp rất nhiều vào phong trào Thể dục Thể thao của tỉnh, anh cũng là một giáo viên trong bộ tứ của trung tâm dạy bơi, làn da cháy nắng và giọng nói khàn khàn do phải ngâm nước nhiều giờ nhưng không cản được đam mê trong anh, dù trời nắng hay trời mưa dù trời có sập xuống thì tất cả các giáo viên vẫn sẽ ngâm mình trong nước để có những buổi phun lịch cho học viên, gần chín mùa hè đi qua các anh đã dạy cho gần 1600 học viên biết bơi, tự tin mạnh khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi trêu đùa: “Không biết ngâm mình suốt hai tư trên hai tư giờ thế này thì cơ thể các anh có bị teo, bị nhạt thịt đi không?” các anh chỉ mỉm cười và nói một câu rất hài hước: “ Dù thân thể này khô thành chiếc lá thì chúng tôi vẫn nguyện xin cống hiến hết sức mình bằng cái tâm và lòng nhiệt huyết, làm sao cho các em ai cũng biết bơi, biết tự bảo vệ mình dưới nước”. Theo anh Tường ngoài công việc dạy bơi cơ bản các anh còn đóng vai trò như một nhân viên cứu đuối mỗi khi có học viên chới với giữa dòng nước các anh sẵn sàng phi lại như một mũi tên nhấc học viên lên, thậm chí cho học viên đứng trên bàn chân của mình để học viên lấy lại bình tĩnh và có cảm giác được bảo vệ, xua tan nỗi sợ hãi mỗi khi học bơi, những lúc như vậy chúng tôi thường phải rất tập trung không lơ là bởi chỉ một tích tắc thôi là cũng có thể khiến trẻ bị ngạt và đuối nước, anh nhấn mạnh kỷ luật tại bể bơi rất quan trọng, người học cần nghe theo hiệu lệnh của giáo viên, còn người dạy thì phải làm việc bằng chính cái tâm của mình tôi thấy rất rõ điều ấy qua giọng nói và ánh mắt trầm tư của anh. Vì vậy các khóa bơi của các thầy tại trung tâm đều thu hút rất nhiều học viên tham gia, khơi nguồn cảm hứng, lúc nào trong lớp học ấy cũng vang rộn tiếng cười thầy trò ríu rít như một đàn chim di. Anh Tường chia sẻ đó không chỉ là niềm vui niềm hạnh phúc của các thầy mà đó còn là niềm tự hào khi thấy các thế hệ học trò của mình biết bơi trưởng thành sau mỗi khoá học, thấy mình đã đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào phong trào thể dục thể thao của tỉnh nhà nói riêng và phong trào thể dục thể thao của cả nước nói chung.
Trời đã xế chiều, áng mây đen kéo về, những cơn gió ngày một mạnh hơn chia tay các anh tôi trở về trong niềm suy nghĩ, biết ơn và cảm phục, sau những buổi học ấy thay trang phục ra các anh lại trở về với gia đình, đóng vai trò là một người chồng, người cha gương mẫu để ngày mai khi ánh bình minh lên lại tiếp tục dầm mình trong nước mang lại những kỹ năng bơi lội cơ bản cho các thế hệ học trò, một niềm đam mê không bao giờ vụt tắt./.