Chiếc khăn giản dị xanh xanh / Buông từ đôi vai cúi thấp / Em sẽ không quên, em hứa / Những cuộc gặp gỡ dịu dàng…
Синий платочек Михаил Максимов Синенький скромный платочек Порой ночной Помню, как в памятный вечер И пусть со мной Письма твои получая, И часто в бой Сколько заветных платочков За них, родных, 1942 |
Chiếc khăn xanh Mikhail Maksimov Chiếc khăn giản dị xanh xanh Có những buổi chiều đôi khi Anh nhớ buổi chiều hôm ấy Và dẫu bây giờ bên anh Và khi nhận những thư em, Và rồi hình bóng của em Bao nhiêu chiếc khăn yêu mến Vì những chiếc khăn xanh ấy, 1942 |
Trong năm đầu tiên của chiến tranh (năm 1939 – N.D.), đoàn văn công do Klavdia Shulzhenko và Vladimir Koralli chỉ đạo đã biểu diễn tới 500 lần ở các nơi khác nhau thuộc mặt trận Leningrad. Họ đã biểu diễn ở bìa rừng, trên sân khấu vừa được dựng vội, ở các nhà kho đã bị phá, đủ hết. Trong danh mục các bài hát của Klavdia Shulzhenko có rất nhiều bài, mà nói chung là người dân Nga ai cũng đã từng lẩm nhẩm hát theo, không bài này thì bài khác…
Tháng 9/1939 (nhiều hồi ký thì cho là vào năm 1940) các nhạc công của đoàn nhạc nhẹ nổi tiếng Ba Lan “Jazz màu xanh” đến Lvov. Chỉ huy của đoàn là hai nhạc sĩ Henrich Gold và Ezhi Peterburgsky. Tất cả các buổi biểu diễn của họ đều thành công lớn. Đoàn cũng biểu diễn cả ở nhà hát “Hermitage” của Moskva. Trong chương trình biểu diễn của đoàn có nhiều bài hát hay và giai điệu khiêu vũ, trong số đó có một điệu waltz giản dị do Ezhi Peterburgsky sáng tác ở Dnepropetrovsk.
Nghe giai điệu dịu dàng của điệu waltz, nhà thơ và nhà soạn kịch Iakov Galitsky ngay trong khán phòng đã phác thảo mấy dòng trong sổ tay của mình: “Chiếc khăn xanh xanh giản dị, rơi xuống từ đôi vai cúi thấp. Em nói rằng sẽ không quên những cuộc hẹn hò dịu dàng, vui vẻ…”.
Sau buổi biểu diễn, nhạc sĩ và nhà thơ gặp nhau. Lời bài hát này khiến cho nhạc sĩ Peterburgsky rất thích. Và thế là chỉ vài ngày sau đó, ca sĩ solo của đoàn, Stanislav Landau đã trình diễn bài hát này với phần lời đầy đủ của Galitsky.
Công chúng Moskva ngay lập tức yêu mến bài hát này. Nhà thơ nổi tiếng A.Surkov đã viết: “Từ những ngày đầu chiến tranh, trong trái tim của người chiến sĩ bên cạnh những dòng hùng tráng của “Cuộc chiến tranh thần thánh” còn có những lời lẽ êm ái của bài hát “Chiếc khăn xanh”. Và cũng ngay sau đó thì “lời dân gian” của bài hát cũng ra đời – lời mà ai cũng biết:
Двадцать второго июня |
Vào ngày hai mươi hai tháng sáu |
Nhưng “phương án” nổi tiếng nhất của bài hát là phương án thứ ba, ra đời năm 1942. Khi đó nữ ca sĩ Klavdia Shulzhenko đã biết bài hát này với lời của Galitsky. Giai điệu dễ thương, lời lẽ giản dị… Nhưng có lẽ bài hát đã không nổi tiếng như thế, nếu không có Shulzhenko…
Có lần nữ ca sĩ cùng đoàn của mình biểu diễn trong đơn vị cận vệ của tướng N. Gagen trên “Con đường sống” nổi tiếng qua hồ Ladoga/ Ở đây Klavdia Shulzhenko đã gặp cộng tác viên của một tờ báo thuộc binh đoàn số 54 mặt trận Volkhov, trung úy Mikhail Maksimov. “Khi biết rằng tôi cũng làm thơ, – Maksimov hồi tưởng lại, – thì Klavdia Shulzhenko đã đề nghị tôi viết lời mới cho bài “Chiếc khăn xanh”. Chị ấy nói: “Bài hát này khá phổ biến trong dân gian, giai điệu dễ thương. Nhưng cần có phần lời thể hiện được cuộc chiến tranh vĩ đại chống phát-xít của chúng ta”.
Lời đề nghị này làm cho nhà báo trẻ rất hồi hộp. Maksimov chưa bao giờ làm lời cho bài hát nào cả. Nhưng anh không thể từ chối Klavdia Shulzhenko, và suốt đêm ngồi viết. “Ngay lập tức tôi đã thích bài hát, những lời lẽ giản dị mà làm tâm hồn xúc động, – sau này nữ ca sĩ đã nói, – mỗi một người lính, người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đều có người phụ nữ thân thuộc, gần gũi nhất, yêu quý nhất, và vì những đau khổ của người phụ nữ này anh ta sẽ bắt kẻ thù phải trả giá”. Và thế là xuất hiện những dòng thơ mới
Строчит пулеметчик |
Anh chiến sĩ súng máy |
Được biết là mùa hè năm 1940 nữ ca sĩ I. Iurieva đã ghi đĩa bài hát với lời của Galitsky. Đĩa hát được bán rất nhanh. Nhưng khi sau đó Shulzhenko hát “Chiếc khăn xanh” với phần lời của Maksimov, bài hát đã thành công rực rỡ. Linh cảm đã không lừa dối nữ ca sĩ, chính bài hát như thế đang được mọi người mong chờ. Có thể, lời bài hát chưa hoàn hảo, nhưng nó đã phản ánh đúng tâm trạng của những ngày bão giông đó.
Anatoly Zhelezhnyi, tác giả cuốn sách “Bạn tôi – chiếc đĩa nhựa. Ghi chép của người sưu tập” (1989) đã nói rằng, Klavdia Shulzhenko luôn đưa vào chương trình biểu diễn của mình những bài hát trữ tình “hòa bình”, như “Đôi tay”, “Andriusha”, “Gặp gỡ”, “Mẹ”, “Nào cùng hút thuốc”, và tất nhiên là “Chiếc khăn xanh”. Từ đó bài hát luôn có mặt trong chương trình biểu diễn của bà. Nhà văn Iu. Iakovlev, cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã viết: “Khi tôi nghe bài hát về chiếc khăn xanh, thì lập tức như trở lại chiếc hầm đất chật hẹp của mặt trận. Trong bếp lò củi nổ tí tách, trên bàn là chiếc máy quay đĩa cũ kỹ patefon. Và bài hát ấy vang lên, thật thân thuộc, thật dễ hiểu…”
Nhiều nhà nghiên cứu viết rằng, chính vào thời gian đó việc sản xuất đĩa hát bị chiến tranh làm ngắt quãng đã phục hồi. Và bắt đầu từ năm 1942, đĩa hát được gửi ra mặt trận cùng với đại bác, xe tăng và đạn dược
Trước chiến tranh những bài hát được ghi đĩa rồi sau đó trở thành nổi tiếng. Trong thời gian chiến tranh, các ca sĩ trình diễn chúng tại các buổi biểu diễn, còn các chiến sĩ thì hát chúng trong những phút giây nghỉ ngơi. Ở mặt trận, những bài hát đã xứng đáng với quyền được tồn tại của mình. Chúng đã sưởi ấm những tâm hồn chiến sĩ, họ đã cùng với chúng xông ra trận tuyến và hy sinh với những bài hát trên môi. Năm 1942, bộ phim “Biểu diễn cho mặt trận” của đạo diễn M.Slutsky thực hiện tại Xưởng phim tài liệu trung ương đã được công chiếu. Rất nhiều nghệ sĩ đã có mặt trong bộ phim này, trong đó có cả Klavdia Shulzhenko với “Chiếc khăn xanh”.
Tác giả: Olga Konodiuk / Shkolazhizni.ru.
Biên dịch: Nina. (Nguồn: https://redsvn.net/)