Bố mẹ của mẹ tôi là người Hungary; nhưng ông tôi đã được giáo dục ở Đức. Mặc dù tiếng Hungary là tiếng mẹ đẻ của ông nhưng ông vẫn thích tiếng Đức hơn tất cả các tiếng khác mà ông biết. Dường như ông có thể trò chuyện bởi 9 thứ tiếng, nhưng cảm thấy thoải mái nhất với tiếng Đức. Mỗi sáng, trước khi đến văn phòng, ông thường đọc báo tiếng Đức, một tờ báo của Mỹ, được xuất bản tại New York.
Ông tôi là người duy nhất trong gia đình tôi tới Mỹ. Ông vẫn còn người thân sống ở Châu Âu. Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ông than thở rằng nếu chú của tôi, người con trai duy nhất của ông phải đi, điều đó chẳng khác gì anh em mà lại đánh nhau. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, bà tôi đã nài nỉ ông đừng lấy báo Đức nữa mà thay vào đó hãy lấy tờ báo tiếng anh. Ông liền chế nhạo ý kiến của bà, ông giải thích rằng đó là tờ báo tiếng Đức chứ không phải nó là báo của Đức, mà là báo của Mỹ in tiếng Đức. Nhưng bà tôi nhất quyết không chịu nghe, giá như hàng xóm đừng thấy ông đọc mà tưởng ông là người Đức. Vì vậy, dưới sự ép buộc, cuối cùng ông đã từ bỏ tờ báo tiếng Đức.
Một ngày nọ, điều không thể tránh khỏi đã xảy ra, chú Milton của tôi nhận được thông báo nhập ngũ. Ông bà tôi rất buồn, nhưng mẹ tôi, em gái của chú thì rất vui. Giờ đây cô bé có thể khoe khoang về người anh là lính của mình sắp ra trận. Cô bé 10 tuổi và chú của tôi, chú nhận ra rằng em gái và tất cả bạn bè của cô bé coi trọng mình như thế nào, chú đi ra ngoài và mua cho tất cả bọn họ những chiếc huy hiệu cài áo, điều đó có nghĩa là họ có một người yêu thương trong quân ngũ. Tất cả các cô bé đều rất vui mừng. Khi đến ngày chú lên đường, tất cả trung đoàn của chú, trong bộ quân phục, cùng nhau ra đi ở cùng ga tàu. Có một ban nhạc đang chơi, mẹ của tôi và bạn bè của bà cũng tới tiễn chú đi. Mỗi cô bé đều đeo chiếc huy hiệu và vẫy vẫy chiếc cờ Mỹ nhỏ, cổ vũ các chàng trai khi họ rời đi.
Thời điểm đã đến và tất cả những người lính, tất cả đều là tân binh, không ai trong số họ được huấn luyện nhưng tất cả đều được cấp quân phục và bước lên tàu. Ban nhạc chơi và đám đông cổ vũ. Mặc dù không ai để ý nhưng tôi chắc chắn rằng bà tôi đã rơi nước mắt khi đứa con trai duy nhất của bà ra trận. Con tàu rền rĩ như thể nó biết trước số phận của nó khi đưa hành khách tới nơi, nhưng chẳng mấy chốc nó bắt đầu chuyển bánh. Vẫn tiếng reo hò và những lá cờ vẫy vẫy, ban nhạc vẫn đang chơi, đoàn tàu chầm chậm rời ga.
Nó đã đi được khoảng một nghìn thước thì đột ngột dừng lại. Ban nhạc ngừng chơi, đám đông ngừng cổ vũ. Mọi người trố mắt kinh ngạc khi đoàn tàu từ từ lùi lại và quay trở lại nhà ga. Dường như khoảnh khắc đó kéo dài vô tận cho đến khi cánh cửa mở ra và những chàng trai bắt đầu xếp hàng. Ai đó hét lên “Đó là hiệp định đình chiến. Chiến tranh đã kết thúc”. Trong một lúc, không ai di chuyển, nhưng sau đó mọi người nghe thấy ai đó quát tháo ra lệnh cho những người lính. Những chàng trai xếp thành hai hàng, bước xuống các bậc thang và cùng với ban nhạc đi sau, chơi một bản hành khúc Sousa, diễu hành xuống phố, như những anh hùng trở về, để được đám đông tập hợp chào đón về nhà. Ngay sau khi cuộc diễu hành kết thúc, họ ngay lập tức được xuất ngũ khỏi quân đội. Mẹ tôi nói rằng đó là một ngày tuyệt vời, nhưng bà chỉ hơi thất vọng vì điều đó đã không xảy ra. không tồn tại lâu hơn một chút. Ngày hôm sau chú tôi trở lại với công việc của mình và ông tôi lại tiếp tục đọc tờ báo tiếng Đức mà ông đã đọc cho đến ngày ông qua đời.
Sue Ragland
Đỗ Nguyệt (dịch)